Viện Khoa học vật liệu (KHVL) được thành lập năm 1993 bởi Chính phủ trên cơ sở hợp nhất các bộ phận nghiên cứu có liên quan đến Khoa học và Công nghệ vật liệu của Viện Khoa học Việt Nam trước đây.
Viện Khoa học vật liệu có những chức năng chính sau đây:
- Nghiên cứu khoa học và công nghệ vật liệu;
- Hợp tác với các cơ sở khoa học và triển khai nhằm mục đích phát triển và ứng dụng, chuyển giao các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực khoa học vật liệu và công nghệ nanô tại Việt Nam;
- Tham gia đào tạo sau đại học về Khoa học vật liệu và Công nghệ nanô;
- Thiết lập các hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Khoa học vật liệu và Công nghệ nanô.
Viện Khoa học vật liệu có 6 nhiệm vụ chính:
- Nghiên cứu những vấn đề khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực sau:
+ Công nghệ nanô;
+ Vật liệu điện tử;
+ Vật liệu quang học, quang điện tử và kỹ thuật chiếu sáng;
+ Vật liệu gốm có tính năng đặc biệt (siêu cứng, chịu mài mòn, chịu nhiệt độ cao…);
+ Vật liệu bảo vệ chống ăn mòn;
+ Vật liệu kim loại;
+ Nguyên tố quý hiếm và vật liệu đất hiếm;
+ Vật liệu tinh khiết vô cơ và hữu cơ tinh chế từ tài nguyên thiên nhiên Việt Nam;
+ Vật liệu xúc tác;
+ Công nghiệp chế biến khoáng sản tạo nguyên liệu cho công nghệ vật liệu;
+ Thiết bị nghiên cứu khoa học vật liệu và thiết bị công nghệ vật liệu.
- Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và các cơ quan sản xuất trong nước tổ chức triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, thực hiện chuyển giao công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực nói trên từ nước ngoài vào Việt Nam;
- Tham gia đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học - công nghệ về khoa học vật liệu và công nghệ nanô;
- Tổ chức hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khoa học vật liệu và công nghệ nanô;
- Xây dựng cơ sở vật chất cho việc nghiên cứu khoa học - công nghệ triển khai ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực nghiên cứu của Viện;
- Quản lý đội ngũ cán bộ, cơ sở hạ tầng và các tài sản khác của Viện.
Hiện tại Viện KHVL là Viện chuyên ngành lớn nhất Viện KHCNVN với trên 300 cán bộ, 25 Giáo sư/Phó Giáo sư, 75 cán bộ có trình độ Tiến sỹ, Nghiên cứu viên chính trở lên. Viện tổ chức thành 26 đơn vị Phòng thí nghiệm thuộc 5 phân viện:
- Vật liệu điện tử
- Quang học - Quang phổ
- Vật liệu kim loại
- Vật liệu quý hiếm - Vật liệu khoáng sản, môi trường và vật liệu polyme
Viện Khoa học vật liệu là đơn vị chủ trì xây dựng Phòng thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia về Vật liệu và Linh kiện điện tử. Sau hơn 4 năm đầu tư xây dựng, Phòng thí nghiệm Trọng điểm đã chính thức khai trương vào ngày 17/06/2008:
- Phòng thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia về Vật liệu và Linh kiện điện tử
Viện Khoa học vật liệu đã thành lập Trung tâm đánh giá hư hỏng vật liệu (Center of Materials Failure Analysis – COMFA) vào 02/2004:
- Trung tâm đánh giá hư hỏng vật liệu (COMFA) Ngoài ra Viện KHVL còn có Trung tâm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính (đơn vị 35):
- Trung tâm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ
Ngoài thành tích cao về Nghiên cứu cơ bản, Đào tạo nguồn nhân lực và Hợp tác quốc tế, Viện KHVL có nhiều kết quả nghiên cứu triển khai ứng dụng nổi bật. Định hướng phát triển trong thời gian tới: Xây dựng Viện KHVL là cơ sở đầu ngành về Khoa học Công nghệ, Đào tạo và Ứng dụng Vật liệu mới và Công nghệ cao.