1. Sứ mạng

"Trường Đại học Luật, Đại học Huế là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học về lĩnh vực pháp luật, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về khoa học xã hội - nhân văn; tổ chức các dịch vụ pháp lý; cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm khoa học, dịch vụ pháp lý có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước".

2. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng trường Đại học Luật, Đại học Huế thành trường đào tạo Luật chuyên ngành, đào tạo gắn kết nghiên cứu với thực hành; đào tạo nguồn nhân lực pháp luật có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước; vững mạnh toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa về chương trình đào tạo, đội ngũ, cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học; hệ thống quản lý; đạt các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục đại học; thực hiện theo lộ trình đồng bộ các giải pháp để thực hiện quyền tự chủ, tự chiụ trách nhiệm, là khâu quyết định, đổi mới căn bản toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

3. Tầm nhìn

- Đến năm 2020, Trường Đại học Luật trở thành một trung tâm đào tạo có chất lượng, có môi trường làm việc và học tập đạt chuẩn.

- Đến năm 2030 là trường đại học có uy tín trong nước và khu vực; lấy đào tạo pháp luật làm cốt lõi, hướng tới đào tạo một số lĩnh vực có nền tảng pháp luật; từng bước hướng đến đại học định hướng nghiên cứu.

4. Giá trị cốt lõi: TƯ DUY - SÁNG TẠO - TRÁCH NHIỆM

- Tư duy: Là hoạt đồng cần có quá trình của học tập. Có tư duy thì người học mới có thể tiếp nhận và vận dụng các kiến thức thu nhận được trong quá trình học tập. Đây là nền tảng cho sự tự học, tìm tòi, khám phá và bổ sung các kiến thức, tri thức.

- Sáng tạo: Sáng tạo là những vấn đề mới trong khoa học pháp lý nói riêng và khoa học xã hội - nhân văn nói chung, biết vận dụng sáng tạo những kiến thức, tri thức vào thực tiễn cuộc sống một cách thiết thực.

- Trách nhiệm: Trách nhiệm đối với bản thân, sống vị tha, có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội. Trách nhiệm là nền tảng để người học hướng tới mục tiêu đảm bảo sự công bằng.