Đăng ký
Tài nguyên thông tin
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thành lập ngày 23 tháng 08 năm 2010 theo quyết định số 1583 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Nhà trường có truyền thống đào tạo hơn 60 năm. Tiền thân là Trường Sơ cấp Khí tượng. Đến nay,Trường là cơ sở đào tạo đa ngành với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường ở trình độ đại học, cao đẳng...từ trung ương, địa phương, các doanh nghiệp đến cộng đồng.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chính thức được thành lập ngày 11/10/1951 theo Nghị định 276/NĐ của Bộ Quốc gia Giáo dục, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Song quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường lại được bắt đầu từ một sự kiện quan trọng, đó là ngày 10 tháng 10 năm 1945, tức là chỉ hơn một tháng sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội, trong đó nhiệm vụ đầu tiên là đào tạo giáo viên Trung học Văn khoa. Một năm sau đó, ngày 8 tháng 10 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 194/SL thành lập ngành học Sư phạm, đào tạo giáo viên cho các bậc học cơ bản, trung học phổ thông, trung học chuyên khoa, thực nghiệm và chuyên nghiệp trong toàn quốc.
Viện Vật lý Địa cầu có các chức năng của tổ chức khoa học công nghệ chuyên ngành, thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản thường xuyên về vật lý địa cầu và các nghiên cứu, triển khai theo các hướng trọng điểm của Nhà nước trong từng thời kỳ, phục vụ công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội, quốc phòng và giảm nhẹ thiên tai. Tổ chức quan trắc và điều tra cơ bản về vật lý địa cầu, quản lý mạng lưới đài trạm vật lý địa cầu quốc gia
Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 30/2005/QĐ-TTg ngày 02/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Trung học YHCT Tuệ Tĩnh.
Năm 2006, tại Quyết định số 137/2006/QÐ - TTg (ngày 14-6), Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng CNVT đến năm 2020" phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chiến lược xác định mục tiêu cơ bản là: Từng bước làm chủ công nghệ chế tạo các trạm mặt đất, tự chế tạo các trạm mặt đất có giá cạnh tranh; làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ, tự thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất; làm chủ được công nghệ và kỹ thuật tên lửa. Ðào tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển CNVT ở Việt Nam. Nâng cấp hạ tầng cơ sở ban đầu thông qua việc chuẩn bị phương án và kế hoạch phóng vệ tinh viễn thông thứ hai, đáp ứng nhu cầu khai thác dịch vụ viễn thông, phát thanh truyền hình trong nước. Chế tạo và phóng thêm một số vệ tinh nhỏ quan sát trái đất, thay thế một phần ảnh vệ tinh của nước ngoài. Nhằm đạt trình độ trung bình khá trong khu vực về nghiên cứu và ứng dụng CNVT
Từ xưa đến nay, dù ở bất kỳ thời đại nào, Giáo dục và đào tạo luôn là công việc trọng tâm, là sự nghiệp cao cả vì mục tiêu phát triển toàn diện con người, phát triển xã hội.