Hội thảo do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tổ chức, với sự tham gia của đại diện các Tổ chức như: Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA); Cơ quan Vũ trụ Canada; Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản, Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Pháp (CNES); Cơ quan Khảo sát Địa chất Quốc gia Úc (GA); Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Liên bang Úc (CSIRO).v.v.

Toàn cảnh Hội thảo về Hệ thống chia sẻ Dữ liệu Vệ tinh SAR Data Cube diễn ra tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam từ ngày 18-19/02/2019.

Hội thảo quốc tế về Hệ thống chia sẻ Dữ liệu Vệ tinh SAR Data Cube là hội thảo đầu tiên nằm trong chuỗi hội thảo quốc tế được tổ chức trong khuôn khổ Dự án SAR Data Cube của Cơ quan Khảo sát Địa chất Quốc gia Úc GA/CSIRO nhằm mục tiêu xem xét sự tối tân của công nghệ Data Cube bằng việc tập trung vào dữ liệu ra-đa khẩu độ tổng hợp; để xác định các thử thách trong việc sử dụng hoặc triển khai cũng như thảo luận về các cơ hội cho việc phát triển của Hệ thống trong tương lai.

Đông đảo các đại biểu trong và ngoài nước đã đến tham dự Hội thảo

Thực hiện mục tiêu trên, Hội thảo diễn ra gồm 3 phiên họp với những nội dung cụ thể như: Giới thiệu chung về viễn thám ảnh SAR và khái niệm Data Cube; Tổng quan các dự án Data Cube quốc tế; Cung cấp kiến thức chung về nỗ lực của CEOS trong việc tiêu chuẩn hóa các đặc tính của dữ liệu sẵn sàng phân tích; Tổng quan các đặc tính sản phẩm CEOS ARD dành cho ảnh SAR; Xây dựng SAR Data Cubes.v.v.

Đặc biệt, với phần thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm của đại diện các nước là thành viên của CEOS sẽ giúp Việt Nam có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc vận hành và xử lý về hệ thống chia sẻ dữ liệu vệ tinh SAR Data Cube.

Tại Việt Nam, Hệ thống Vietnam Data Cube được phát triển nhằm đem tới cho người dùng dữ liệu vệ tinh một cơ sở dữ liệu ảnh vệ tinh cũng như công cụ khai thác miễn phí. Vietnam Data Cube sẽ đem tới cho người dùng dữ liệu vệ tinh một cơ sở dữ liệu ảnh vệ tinh cũng như công cụ khai thác miễn phí có khả năng: Giảm thiểu thời gian và kiến thức chuyên môn cần thiết để sử dụng dữ liệu vệ tinh; Phân tích chuỗi thời gian hiệu quả để hỗ trợ các ứng dụng thay đổi lớp phủ, rừng, hiện trạng sử dụng đất; Sử dụng nhiều bộ dữ liệu vệ tinh với nhau; Hỗ trợ khách hàng và hỗ trợ người dùng Việt Nam…

Hệ thống được đặt tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam và được vận hành từ ngày 6/3/2018./.